Kỳ thi năng khiếu toán học châu Á Thái Bình Dương APMOPS dành cho học sinh cấp 2 (lớp 6, 7) đã thực hiện ở Việt Nam từ năm 2009. Bài này chúng tôi phân tích cấu trúc đề thi, nội dung và những gợi ý cần tham khảo để thí sinh thi được tốt hơn.
Phần nhiều các câu hỏi đều có phát biểu đơn giản, kèm theo ký hiệu toán học chuẩn quốc tế. Do đó, với khả năng tiếng Anh tối thiểu, nhiều em cũng có thể suy luận được đầu bài. Tuy nhiên, có em lại gặp phải trở ngại tâm lý: cứ thấy nhiều từ mới là sợ. Thực tế là không cần biết hết từ mới cũng có thể hiểu đúng được bài toán. Những bài có nội dung ứng dụng thực tế thường được phát biểu dưới dạng ngữ cảnh, tình huống phức tạp, do đó, đầu bài khá dài. Đây là một khó khăn với nhiều bạn. WORDLIST for APMOPS do thầy giáo Phạm Văn Thuận biên soạn sắp xếp từ vựng theo 2 cách a) theo alphabet b) theo chủ đề. Các từ được lựa chọn theo mức độ phổ biến của các từ được sử dụng trong chương trình toán ở cấp 1, cấp 2.
Học sinh cần nắm vững các từ trong Wordlist là có thể đọc hiểu được các đề thi APMOPS.
Tất cả các câu hỏi trong bài thi đều mang tính định lượng. Nghĩa là thí sinh cần viết ra được đáp số. Mỗi bài toán sử dụng trong APMOPS thường không phức tạp về mặt tính toán nhưng đòi hỏi thí sinh cần có sự tập trung thoả đáng. Người làm đề thi thường rất tường minh dạng thức của câu trả lời có thể chấp nhận được, chẳng hạn trong bài có liên quan đến số $\pi$ thì hay yêu cầu lấy xấp xỉ $\pi=22/7$. Sai sót với các bài toán định lượng có phần rất lớn là do ẩu, bất cẩn, thậm chí là với phép tính đơn giản.
Các bạn sắp thi APMOPS cần làm quen với thói quen học toán không dùng máy tính (calculators). Đây là một khó khăn không nhỏ. Tính toán, thao tác hạn chế sử dụng máy tính sẽ giúp học sinh có cảm giác tốt hơn với các con số. Thậm chí, thước kẻ, thước đo độ, các bảng biểu sẽ không được mang vào phòng thi APMOPS. Lý do thì có nhiều, nhưng một trong số đó là thí sinh có thể dùng các mẹo vẽ chính xác để làm các bài toán tính góc, tính độ dài. Người làm đề thi còn có thể vẽ hình không đúng tỉ lệ một cách có dụng ý. Tóm lại, những thứ sau bị cấm
Các bài toán liên quan đến việc phân tích ra thừa số nguyên tố thì cần nhớ các số nguyên tố $2, 3, 5$, $7, 11, 13$, $17, 19, 23$, $31, 37, 41,43$, $47, 53, 59, 61, 67$, $71, 73, 79$, $83, 89, 97$, $101, 103, 107$, $109, 113, 127, \ldots, 2011.$ Thuộc các dấu hiệu chia hết đơn giản để nhẩm nhanh các thừa số khi phân tích ra thừa số nguyên tố.
Đinh Thảo Vy, hexagonist giành huy chương Bạch Kim vòng 1, Huy chương vàng vòng 2 tại APMOPS 2014
Đề thi có $30$ câu hỏi, với độ khó tăng dần, và thí sinh làm bài trong $120$ phút. Trung bình là $4$ phút cho mỗi câu. Mười câu đầu tiên $4\times 10=40$ điểm, mười câu tiếp theo $5\times 10=50$ điểm và mười câu cuối cùng có số điểm là $6\times 10=60$. Tổng điểm của bài thi cao nhất là $40+50+60=150$. Thí si được trên $100$ điểm thường đạt HCV, HCBK. Do đó, cần thực hiện các nguyên tắc
Do không yêu cầu phải trình bày lời giải, thời gian làm việc của thí sinh chỉ tập trung vào tìm hướng giải quyết và các thao tác tính toán. Cần tập một thói quen nữa là tính giờ cho một hay một nhóm bài trong thời gian liên tục, để làm quen với tốc độ cao trước áp lực thời gian.
Giai đoạn cuối, chừng một, hai tháng trước thi chính thức, mới nên có các bài thi dài, tổng hợp.
Điểm rất nổi bật của kỳ thi APMOPS là tính đa dạng về nội dung được hỏi trong bài thi. Do đó, thí sinh cần học các chủ đề khá rộng: số học, hình học, tổ hợp đơn giản, tính toán, biến đổi đại số. Một số câu hỏi khá mới, và lạ với học sinh Việt Nam. Các kiểu tư duy và kỹ thuật giải toán do đó rất đa dạng. Dường như, các bài toán giảng dạy ở Việt Nam thường yêu cầu chứng minh các tính chất, đặc điểm hơn là đưa ra một con số. Vậy các bài toán nào thường lạ với học sinh Việt Nam (do chương trình ở Việt Nam không có hoặc các thầy cô giáo bỏ qua)
Các tài liệu tham khảo cơ bản mà nhiều học sinh THCS ở Hà Nội hay dùng gồm có
Thí sinh dự thi APMOPS thường khá hăng hái làm việc vì có ba yếu tố chính sau đây thúc đẩy
Làm cẩn thận, chắc chắn các bài toán dễ và bậc trung rất quan trọng. Trong phòng thi, học sinh thường mắc những sai sót khó tin nổi, với cả những bài toán hoàn toàn trong tầm tay. APMOPS có nhiều bài toán phù hợp như thế.
Vòng chung kết (vòng 2) được tổ chức tại Singapore, ban tổ chức mời $10$ thí sinh có điểm cao nhất (Huy chương Bạch Kim) từ mỗi nước tham gia. Khác biệt chính so với vòng thi thứ nhất gồm
Từ kinh nghiệm tập huấn vòng 2 cho bốn thí sinh đại diện Việt Nam tại APMOPS năm 2013, chúng tôi thấy rằng ngay cả những thí sinh lọt vòng hai vẫn gặp khó khăn về ngôn ngữ với những bài toán nhiều chữ, phát biểu có tình huống phức tạp. Thí sinh nên
Thực đơn phục vụ thí sinh không đa dạng, và không nên mạo hiểm với các món lạ. Một em trong đội Việt Nam năm 2013 đã bị đau bụng và ảnh hưởng đến việc làm bài thi đáng kể.